Melamine và Laminate là 2 bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp đang trở thành xu hướng nội thất mới bởi vẻ đẹp mang đậm tính hiện đại, tinh tế và sang trọng. Khi nói đến các vật liệu bề mặt phổ biến trong ngành nội thất, Melamine và Laminate luôn là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Cả hai đều được ứng dụng rộng rãi nhờ vào khả năng tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ và tăng độ bền cho các sản phẩm nội thất. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt quan trọng về cấu tạo, tính năng và ứng dụng. Vậy làm thế nào để lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn? Hãy cùng khám phá sự khác nhau giữa Melamine và Laminate trong bài viết dưới đây! Để lựa chọn bề mặt phù hợp với không gian nội thất, bạn hãy cùng Gỗ Gia Khang tìm hiểu một số điểm khác biệt của 2 bề mặt này.
1.Giới thiệu về Melamine và Laminate:
1.1 Melamine là gì?
Melamine là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C3H6N6. Melamine là một loại bazơ hữu cơ không tan trong nước, có khả năng kết tủa với axit để tạo thành muối melamine.
"Melamine" hay còn được gọi " Vật liệu phủ Melamine" được phép dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp hiện nay (đồ chơi, đồ nội thất, gia dụng…) với nhiều đặc tính ưu việt như tính kết dính cao, kháng nhiệt tốt, không bị ăn mòn, không mùi vị…
1.1.1. Bề mặt Melamine là gì?
Bề mặt Melamine hay còn gọi là giấy Melamine, tấm phủ Melamine. Để tìm hiểu chi tiết hơn về Melamine vật liệu phủ hoàn hảo
Bề mặt Melamine là lớp giấy trang trí nhúng keo Melamine. Loại keo này được dùng để tăng độ bền cho sản phẩm, tăng khả năng chống cháy, chống ẩm mốc và chống thấm cho các sản phẩm nội thất. Bề mặt Melamine cũng được dùng để ép trên cốt ván dăm. Bề mặt Melamine còn có tên gọi khác là tấm phủ Melamine hay giấy Melamine.
1.2. Laminate là gì?
Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
Tấm Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu. Hiện nay, Laminate có dòng post forming để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay hình dáng phức tạp, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và nghệ thuật trong thiết kế.
1.2.1. Bề mặt Laminate là gì?
Bề mặt Laminate là bề mặt chuyên dùng để phủ lên các cốt gỗ ván dăm, ván MDF, ván HDF nhằm tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho các sản phẩm nội thất gỗ. Bề mặt Laminate bao gồm 3 lớp: lớp Overlay, lớp Decorative paper, lớp Kraft paper được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate). Bề mặt Laminate sẽ làm tăng khả năng chống trầy xước, chống ẩm mốc, vi khuẩn,....cho sản phẩm nội thất gỗ.
2. Sự Khác nhau Giữa Melamine và Laminate là gì?
Trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất nội thất, Melamine và Laminate là hai vật liệu bề mặt được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao và khả năng bảo vệ cốt gỗ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về sự khác nhau giữa hai loại vật liệu này. Từ cấu tạo, độ bền, đến ứng dụng thực tế, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Vậy sự khác nhau giữa Melamine và Laminate là gì? Hãy cùng khám phá!
2.1. So sánh giá bề mặt Melamine và Laminate:
Loại bề mặt | Mức giá |
Melamine |
"Bảng Giá Ván Gỗ Công Nghiệp Phủ Melamine Mới Nhất"
|
Laminate |
"Bảng Giá Ván Gỗ Công Nghiệp Phủ Laminate Mới Nhất"
|
2.2. Các loại màu sắc, vân gỗ của 2 loại bề mặt Melamine và Laminate:
Loại bề mặt | Màu sắc | Đường vân |
Melamine |
|
|
Laminate |
|
|
2.3. Quy trình sản xuất của Melamine và Laminate:
Loại bề mặt | Quy trình sản xuất |
Melamine |
|
Laminate |
|
2.4. Cấu tạo của Melamine và Laminate:
Loại bề mặt | Cấu tạo |
Melamine |
Gồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine
|
Laminate |
Gồm 3 lớp là lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft Papers.
|
2.5. Ưu, nhược điểm giữa Melamine và Laminate:
Loại bề mặt | Ưu điểm | Nhược điểm |
Melamine |
|
|
Laminate |
|
|
2.6. Ứng dụng của Melamine và Laminate
Loại bề mặt | Ứng dụng |
Melamine |
|
Laminate |
|
3. Cách nhận biết và phân biệt 2 loại bề mặt Melamine và Laminate:
Melamine và Laminate là hai loại bề mặt phổ biến nhưng lại dễ gây nhầm lẫn do có vẻ ngoài tương tự. Để tránh những sai lầm trong lựa chọn, việc nắm rõ cách nhận biết và phân biệt hai loại vật liệu này là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng để nhận biết và so sánh chính xác Melamine và Laminate!
3.1. Cách phân biệt dựa trên Catalogue nhà cung cấp sản phẩm:
Khi mua sản phẩm thì cửa hàng sẽ cung cấp cho khách hàng những cuốn Catalogue đầy đủ thông tin, mã, màu sắc,...về sản phẩm ngay tại cửa hàng hoặc khách cũng có thể tìm thấy trên website của địa điểm mua. Khách hàng có thể đối chiếu sản phẩm của mình với Catalogue Laminate và Melamine xem có đúng với sản phẩm mà mình mua không.
3.2. Cách phân biệt dựa theo độ dày:
Melamine sẽ mỏng hơn so với Laminate, do đó bằng trực quan bạn có thể phân biệt 2 loại này dựa trên độ dày của chúng. Bạn có thể kiểm tra thông qua những vị trí hở của sản phẩm nội thất ví dụ như các chỗ khoan vít, tay cầm,....
4. Tìm mua ván gỗ công nghiệp phủ Melamine và Laminate ở đâu?
Ván gỗ công nghiệp Gia Khang, là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm về ván gỗ công nghiệp như: MDF, gỗ ghép, Plywood, Ván Nhựa Melamine, Veneer... tại Việt Nam. Chúng tôi đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm ván gỗ công nghiệp cũng như các dòng ván phủ trong nước, nhập khẩu ra nước ngoài các sản phẩm:
-
Ván phủ Veneer
-
Ván phủ Laminate
-
Ván nhựa phủ Melamine
-
Ván nhựa phủ Veneer
Qua bài viết, có thể thấy rằng Melamine và Laminate đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách và yêu cầu thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại bề mặt này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa chi phí mà còn đảm bảo sản phẩm nội thất đáp ứng được cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ lâu dài. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có quyết định sáng suốt nhất! khách hàng có thể truy cập website www.gogiakhang.com hoặc gọi hotline 0862 233 244 để được tư vấn và giải đáp.